Những hiểu lầm thường gặp về sốt ở trẻ em

Sốt là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có những hiểu lầm về sốt, họ lo lắng sốt sẽ làm tổn thương con. Trên thực tế, sốt không nguy hiểm như chúng ta vẫn nghĩ.

Thông điệp chính

Sốt đôi khi mà một người bạn tốt của con. Hiểu rằng sốt giúp chống lại vi trùng và trong phần lớn trường hợp không gây ảnh hưởng nghiêm trọng giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

Đo thân nhiệt

Hiểu lầm. Tôi thấy người trẻ nóng ran, hẳn trẻ đang sốt.

Có nhiều trường hợp thân nhiệt của trẻ tăng cao nhưng không sốt. Ví dụ như hoạt động mạnh, khóc hoặc thời tiết nóng bức. Nhiệt độ da của trẻ sẽ trở lại bình thường trong khoảng 20 phút. Nếu bạn muốn chắc chắn, hãy đo thân nhiệt (Đọc thêm: Cách chọn loại nhiệt kế phù hợp với con)

Hiểu lầm. Con số chính xác của thân nhiệt là rất quan trọng. Sốt cao hẳn là do nguyên nhân nghiêm trọng.

Thực tế. Nếu sốt cao, nguyên nhân có thể nghiêm trọng hoặc không. Các dấu hiệu và triệu chứng khác quan trọng hơn là mức thân nhiệt (tìm hiểu ngay các dấu hiệu nghiêm trọng khi trẻ sốt!)

Hiểu lầm. Nhiệt độ miệng từ 37,1 – 37,8 độ C là sốt mức độ thấp.

Thực tế. Những chỉ số này là bình thường. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi trong ngày, đạt đỉnh vào cuối buổi chiều và buổi tối. Sốt nhẹ thực sự là 37,8 – 39 độ C.

Trẻ sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm

Ảnh hưởng của sốt lên não

Hiểu lầm. Tất cả các trường hợp sốt đều có hại cho trẻ em.

Thực tế. Sốt là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Sốt thông thường từ 37,8 – 40 độ C không gây nguy hiểm đáng kể cho trẻ.

Hiểu lầm. Sốt trên 40 độ C là nguy hiểm, có thể gây tổn thương não.

Thực tế. Sốt thông thường không gây tổn thương não. Chỉ nhiệt độ trên 42 độ C mới có thể gây nên chuyện này. Rất hiếm khi nhiệt độ cơ thể tăng cao đến thế. Trường hợp như vậy chỉ xảy ra nếu nhiệt độ môi trường xung quanh rất cao, ví dụ như trẻ bị bỏ quên trong ô tô đóng kín khi thời tiết nóng bức. (Đọc thêm: Xử trí say nắng ở trẻ em)

Co giật do sốt

Hiểu lầm. Bất kỳ ai cũng có thể bị co giật do sốt.

Thực tế. Chỉ 4% trẻ em có thể bị co giật sau sốt (Đọc thêm: Xử trí co giật ở trẻ em)

Hiểu lầm. Sốt gây co giật là có hại.

Thực tế. Những cơn co giật khiến cha mẹ hoảng loạn nhưng chúng sẽ hết trong vòng 5 phút và không gây ra bất kỳ tác hại vĩnh viễn nào. Sốt co giật không làm tăng nguy cơ chậm nói hoặc các vấn đề về học tập.

Sốt cao không hạ có đáng lo

Hiểu lầm. Tất cả các cơn sốt cần được điều trị bằng thuốc hạ sốt.

Thực tế. Sốt chỉ cần phải điều trị nếu gây khó chịu cho trẻ. Hầu hết các cơn sốt không gây khó chịu cho đến khi cao hơn 39 độ C. (Đọc thêm: Hạ sốt cho trẻ)

Hiểu lầm. Nếu không điều trị, sốt sẽ tiếp tục tăng cao.

Sai, vì não biết khi nào cơ thể quá nóng. Hầu hết các cơn sốt do nhiễm trùng không vượt quá 39,5 – 40 độ C. Mặc dù đây là những cơn sốt cao nhưng chúng thường vô hại.

Hiểu lầm. Sau điều trị (bằng cả uống thuốc và lau mát), nhiệt độ sẽ trở lại bình thường.

Thực tế. Sau điều trị, hầu hết các cơn sốt chỉ giảm đi 1 – 1,5 độ C.

Hiểu lầm. Nếu sốt cao không hạ thì nguyên nhân rất nghiêm trọng.

Thực tế. Những cơn sốt không giảm nhiệt sau điều trị có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Đáp ứng với thuốc hạ sốt không cho chúng ta biết gì về nguyên nhân nhiễm trùng cũng như độ nặng của bệnh.

Hiểu lầm. Sau khi hạ sốt bằng thuốc, thân nhiệt sẽ về bình thường.

Thực tế. Hầu hết sốt do nhiễm trùng thường kéo dài trong 2 hoặc 3 ngày. Khi hết thuốc hết tác dụng, cơn sốt sẽ quay trở lại. Sốt chỉ biến mất và không tái phát sau khi cơ thể kiểm soát được các tác nhân gây hại (tự chính cơ thể hoặc bằng kháng sinh). Thông thường là vào ngày 3 hoặc 4.